
Cách Tính m2 Trần Gỗ, Nhựa, Thạch Cao Giật Cấp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tính toán chi phí và chuẩn bị số lượng vật tư để lắp trần sao cho chuẩn xác.
Nếu bạn đọc có nhu cầu lắp đặt trần gỗ, nhựa, hay trần thạch cao giật cấp nhưng chưa nắm rõ về cách thức tính toán này hãy cùng Hoàng Minh đi tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Trần Giật Cấp Là Gì?
Trần giật cấp là loại trần chìm, có công đoạn thi công khá cầu kỳ và phức tạp. Loại trần này sẽ giúp trần nhà trở nên cách điệu hơn nhờ kiểu dáng các khối, hộp mà nó tạo ra.
- Giá trị kinh tế: Trần nhựa giả gỗ thường có giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên, làm cho nó trở thành một lựa chọn kinh tế cho người tiêu dùng.
- Dễ lắp đặt và bảo trì: Cài đặt trần nhựa giả gỗ thường đơn giản và nhanh chóng, cũng dễ bảo trì hơn so với một số loại gỗ tự nhiên, không yêu cầu công đoạn bảo dưỡng phức tạp.
- Chống ẩm và chống nước: với khả năng chống ẩm và chống nước tốt, giúp tránh tình trạng mối mọt, ố vàng, hoặc đổ nước làm hỏng bề mặt trần.
- Đa dạng về mẫu mã và màu sắc: Trần nhựa giả gỗ có sẵn trong nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau, giúp bạn linh hoạt trong việc lựa chọn để phù hợp với phong cách thiết kế nội thất.
- Nhẹ và dễ vận chuyển: So với gỗ tự nhiên, nhựa nhẹ hơn và dễ dàng vận chuyển, giảm chi phí và công sức trong quá trình lắp đặt.
- Độ bền và đồng đều: Trần nhựa giả gỗ thường có độ bền cao và không bị biến dạng, giữ được hình dáng và màu sắc đồng đều theo thời gian.
- Khả năng cách âm và cách nhiệt: cách âm và cách nhiệt tốt, tạo ra môi trường sống thoải mái và tiết kiệm năng lượng.

Hiện nay, trên thị trường phổ biến với các loại trần nhà giật cấp như trần gỗ, trần nhựa và thạch cao. Trần giật cấp được thiết kế chủ yếu với 2 loại chính là: trần giật 2 cấp và trần giật 3 cấp.
- Trần giật cấp 2: Loại này phổ biến nhất, bao gồm lớp trần nguyên thủy và lớp trần giật cấp. Thường có 2 loại chính đó là trần giật cấp hở và trần giật cấp kín.
- Trần giật 3 cấp: Loại trần này bao gồm 1 lớp trần nguyên thủy và 2 lớp trần giật cấp hở hoặc 1 lớp giật cấp hở + 1 lớp giật cấp kín.
Tại Sao Nên Làm Trần Giật Cấp?
Trần giật cấp mang lại những ưu điểm vượt trội hơn so với trần nhà phẳng, do đó loại trần này đang rất được ưa chuộng.
- Trần nhà giật cấp sẽ tạo ra các khối, và các hộp trên trần nhà giúp xóa bỏ cảm giác đơn điệu cho căn phòng. Mang lại sự sinh động, ấn tượng hơn cho không gian sống.
- Dễ dàng sửa chữa nếu xảy ra sự cố.
- Làm trần nhà giật cấp bằng tấm trần nhựa Nano hay thạch cao còn có khả năng chống thấm, cách nhiệt, cách âm, giảm tới hơn 70% tiếng ồn mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng.
- Độ bền cao: được làm từ nhựa polyvinyl clorua (PVC) và phụ gia nhựa, đảm bảo độ bền vượt trội so với các vật liệu khác.
- Cách nhiệt, chống ẩm: Có khả năng chịu nhiệt, chống ẩm tốt, đặc biệt ngăn chặn 95-97% bức xạ nhiệt, giúp hạn chế cong vênh trần nhà.
- Cách âm và chống ồn: tăng khả năng cách âm, chống ồn và chống cháy cho bề mặt trần.
- Trang trí đa dạng: bề mặt nhựa dẻo, cho phép lựa chọn các họa tiết khác nhau hoặc sơn trực tiếp lên bề mặt trần nhà.
- Giá cả hợp lý: Không chỉ đa dạng về mẫu mã mà trần treo còn được bán với giá cả phải chăng, được coi là sự lựa chọn tiết kiệm cho gia đình bạn.
- Dễ bảo trì: Trần nhựa không bị mối mọt, nấm mốc và dễ dàng vệ sinh.
Cách Tính m2 Trần Gỗ, Nhựa, Thạch Cao Giật Cấp
Hiện nay, các đơn vị thiết kế và thi công trần nhà đều sẽ dựa theo cách tính m2 để tính toán số lượng và chi phí vật tư sẽ sử dụng cho việc lắp đặt trần. Cách tính này sẽ được áp dụng bắt đầu từ chỗ khung xương hoặc chỗ sử dụng gỗ, nhựa, thạch cao làm trần.

Thực tế, diện tích m2 trần giật cấp cần được tính toán, thỏa thuận và đi đến thống nhất giữa hai bên là khách hàng và đơn vị thầu. Do bề mặt trần giật cấp có sự phân chia, khi tính diện tích trần gỗ, nhựa, thạch cao giật cấp cần đo đạc tất cả vị trí có mặt dựng, mặt hai, ba lớp.
Cách tính m2 trần giật cấp phổ biến nhất hiện nay đó là tính toán sự trên tổng số tấm gỗ, nhựa, thạch cao. Đây là cách tính đơn giản và công bằng nhất được nhiều người áp dụng. Bởi chỉ cần biết được tổng số tấm ta sẽ dễ dàng tính được tổng m2 thi công.
Do đó, nếu áp dụng theo cách này thì ngay từ khi nhập vật tư cần ghi lại hoặc đánh dấu số lượng tấm gỗ, nhựa, thạch cao sẽ sử dụng để đảm bảo độ chính xác cao nhất.
Một trong những quy tắc có thể áp dụng khi tính m2 trần gỗ, nhựa, thạch cao giật cấp đó là: Nếu cùng một diện tích phòng, trần giật một cấp sẽ có khối lượng nhiều hơn trần phẳng là 30%. (Gợi ý một số mẫu sửa chữa, cải tạo trần nhà đẹp, ấn tượng được đánh giá cao hiện nay).
Lưu ý:
Mỗi không gian khác nhau thì nên lựa chọn hình thức giật cấp khác nhau sao cho tiện nghi và đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.

Ví dụ: Diện tích phòng là 30m2 chiều cao là 4m – 4,5m nên chọn kiểu trần giật cấp 3 để tạo chiều sâu, giúp không gian thêm phần mạnh mẽ và đẳng cấp.
+ Nếu kích thước phòng là 30m2 chiều cao chỉ khoảng 2,5m – 2,6m thì trần nhà giật cấp 2 sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
+ Nếu muốn lựa chọn trần nhà giật cấp bằng gỗ nên đảm bảo diện tích từ 12m2 và chiều cao từ 2,45m trở lên mới đảm bảo kỹ thuật và tính thẩm mỹ của trần gỗ tự nhiên.
Cách tính m2 trần gỗ giật cấp, Cách tính trần nhựa giật cấp
- Cách tính diện tích m2 trần nhựa giật cấp trên thực tế thì để tính diện tích m2 trần nhựa giật cấp thì được tính theo sự thỏa thuận, thống nhất từ chủ nhà và chủ thầu xây dựng. Cách tính sẽ được đo tính áp dụng thực tế từ công trình tức là chỗ nào có thi công khung xương hoặc có tấm nhựa thì tính từ chỗ đó.
- Ở trần giật cấp, do bề mặt trần có sự phân chia, sử dụng nhiều lớp tấm nên khi tính diện tích trần nhựa giật cấp thi công, bạn cần đo đạc tất cả vị trí có mặt dựng, mặt hai, ba lớp. Cách tính diện tích trần nhựa giật cấp được sử dụng nhiều là tính toán dự trên tổng số tấm Nhựa. Đây cũng được coi là cách tính đơn giản, công bằng nhất, bởi chỉ cần biết được tổng số tấm chúng ta sẽ dễ dàng tính được tổng m2 thi công.

Cách tính trần giật cấp khác
- Đo theo m2 thực tế: Đầu tiên đo mặt sàn, rồi sau đó các bạn đo các diện mặt dựng Trần Nhựa để tính m2 (có những điểm mù Trần Nhựa bị khuất)
- Tính tấm: Tùy vào từng loại sản phẩm, kích thước tấm ốp nhựa có thể khác nhau. Giả sử mỗi tấm ốp có kích thước chuẩn là 3m x 40cm, diện tích của mỗi tấm sẽ được tính như sau: Diện tích mỗi tấm = Chiều dài tấm x Chiều rộng tấm => Diện tích mỗi tấm = 3m x 0.4m = 1,2/m2/tấm Vậy diện tích của mỗi tấm ốp là 1,2 mét vuông. Khi xong công trình sẽ trừ đi số tấm Nhựa Nano đầu ra và trừ 5-10% hao hụt của tấm.
- Cách tính m2 trần nhựa giật cấp: Dự toán theo diện tích mặt sàn Thông thường nếu trần giật 1cấp thì bạn sẽ lấy diện tích mặt sàn cộng thêm 30% khối lượng mặt sàn. Nếu giật 2 cấp hoặc giật 1 cấp nhưng chia làm nhiều ô thì cộng thêm 40-50% mặt sàn. Tùy thuộc vào mẫu trần sẽ có sự thống nhất cụ thể.
Trần Nhựa Giả Gỗ bao nhiêu tiền 1 mét
Ưu điểm.
- Theo các chuyên gia, khả năng cách nhiệt của trần nhựa có thể đạt tới 90%, và nó cũng có khả năng cách nhiệt, chống nóng tốt.
- Quá trình vận chuyển, thi công và lắp đặt diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn nhờ khối lượng nhẹ hơn so với các vật liệu khác.
- Kỹ thuật cách âm, cách nhiệt, chống thấm và chống ẩm.
- Mẫu mã phong phú, đa dạng, mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn theo các phong cách khác nhau.
- Trần nhựa giả gỗ có thể sử dụng trong vòng tối đa 10 năm, có độ bền cao và tuổi thọ khá tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.
- Giá cả thấp hơn rất nhiều so với trần gỗ tự nhiên.
Không ai có thể phủ nhận rằng trần nhà làm bằng gỗ đang trở nên phổ biến hơn và không bao giờ giảm nhiệt. Tuy nhiên, đó không phải là sự lựa chọn miễn phí, mà phụ thuộc vào sở thích của từng người, nhằm đảm bảo chất lượng công trình trần mà vẫn giữ được sự hài hòa của không gian, khách hàng nên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để lựa chọn phù hợp.
Chủ yếu và cơ bản trong việc lựa chọn là vật liệu, vì nó ảnh hưởng đến giá cả và khả năng phù hợp với không gian sử dụng. Mỗi loại vật liệu đều có ưu nhược điểm đặc trưng, do đó người dùng cần phải tìm hiểu kỹ để lựa chọn loại phù hợp cho không gian nhà của mình.
Đặc biệt, giá cả không phải là tiêu chuẩn quan trọng, điều quan trọng là phải cân nhắc diện tích ốp, khả năng chịu lực của trần và phong cách của ngôi nhà để lựa chọn loại vật liệu thích hợp nhất. Nếu diện tích trần nhỏ, bạn nên chọn vật liệu nhựa hoặc gỗ công nghiệp thay vì ván gỗ tự nhiên.
Hy vọng với những chia sẻ mà Hoàng Minh vừa cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc biết được Cách Tính m2 Trần Gỗ, Nhựa, Thạch Cao Giật Cấp một cách chính xác, hỗ trợ cho quá trình thi công trần nhà của mình được suôn sẻ nhé.
Nội dung tìm kiếm khác
Cách tính m2 trần nhà
Cách tính m2 trần gỗ giật cấp
Cách tính trần nhựa giật cấp
Cách tính m2 trần thạch cao
Cách tính m2 trần thả nhựa
Công thức tính trần thạch cao Vĩnh Tường
Cách tính khung xương trần nhựa
Cách tính trần giật cấp
Để lại một phản hồi