Cách Tính m2 Trần Gỗ, Nhựa, Thạch Cao Giật Cấp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tính toán chi phí và chuẩn bị số lượng vật tư để lắp trần sao cho chuẩn xác.
Nếu bạn đọc có nhu cầu lắp đặt trần gỗ, nhựa, hay trần thạch cao giật cấp nhưng chưa nắm rõ về cách thức tính toán này hãy cùng Hoàng Minh đi tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Trần Giật Cấp Là Gì?
Trần giật cấp là loại trần chìm, có công đoạn thi công khá cầu kỳ và phức tạp. Loại trần này sẽ giúp trần nhà trở nên cách điệu hơn nhờ kiểu dáng các khối, hộp mà nó tạo ra.
Hiện nay, trên thị trường phổ biến với các loại trần nhà giật cấp như trần gỗ, trần nhựa và thạch cao. Trần giật cấp được thiết kế chủ yếu với 2 loại chính là: trần giật 2 cấp và trần giật 3 cấp.
- Trần giật cấp 2: Loại này phổ biến nhất, bao gồm lớp trần nguyên thủy và lớp trần giật cấp. Thường có 2 loại chính đó là trần giật cấp hở và trần giật cấp kín.
- Trần giật 3 cấp: Loại trần này bao gồm 1 lớp trần nguyên thủy và 2 lớp trần giật cấp hở hoặc 1 lớp giật cấp hở + 1 lớp giật cấp kín.
Tại Sao Nên Làm Trần Giật Cấp?
Trần giật cấp mang lại những ưu điểm vượt trội hơn so với trần nhà phẳng, do đó loại trần này đang rất được ưa chuộng.
- Trần nhà giật cấp sẽ tạo ra các khối, và các hộp trên trần nhà giúp xóa bỏ cảm giác đơn điệu cho căn phòng. Mang lại sự sinh động, ấn tượng hơn cho không gian sống.
- Dễ dàng sửa chữa nếu xảy ra sự cố.
- Làm trần nhà giật cấp bằng thạch cao còn có khả năng chống thấm, cách nhiệt, cách âm, giảm tới hơn 70% tiếng ồn mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng.
Cách Tính m2 Trần Gỗ, Nhựa, Thạch Cao Giật Cấp
Hiện nay, các đơn vị thiết kế và thi công trần nhà đều sẽ dựa theo cách tính m2 để tính toán số lượng và chi phí vật tư sẽ sử dụng cho việc lắp đặt trần. Cách tính này sẽ được áp dụng bắt đầu từ chỗ khung xương hoặc chỗ sử dụng gỗ, nhựa, thạch cao làm trần.
Thực tế, diện tích m2 trần giật cấp cần được tính toán, thỏa thuận và đi đến thống nhất giữa hai bên là khách hàng và đơn vị thầu. Do bề mặt trần giật cấp có sự phân chia, khi tính diện tích trần gỗ, nhựa, thạch cao giật cấp cần đo đạc tất cả vị trí có mặt dựng, mặt hai, ba lớp.
Cách tính m2 trần giật cấp phổ biến nhất hiện nay đó là tính toán sự trên tổng số tấm gỗ, nhựa, thạch cao. Đây là cách tính đơn giản và công bằng nhất được nhiều người áp dụng. Bởi chỉ cần biết được tổng số tấm ta sẽ dễ dàng tính được tổng m2 thi công.
Do đó, nếu áp dụng theo cách này thì ngay từ khi nhập vật tư cần ghi lại hoặc đánh dấu số lượng tấm gỗ, nhựa, thạch cao sẽ sử dụng để đảm bảo độ chính xác cao nhất.
Một trong những quy tắc có thể áp dụng khi tính m2 trần gỗ, nhựa, thạch cao giật cấp đó là: Nếu cùng một diện tích phòng, trần giật một cấp sẽ có khối lượng nhiều hơn trần phẳng là 30%. (Gợi ý một số mẫu sửa chữa, cải tạo trần nhà đẹp, ấn tượng được đánh giá cao hiện nay).
Lưu ý:
Mỗi không gian khác nhau thì nên lựa chọn hình thức giật cấp khác nhau sao cho tiện nghi và đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.
Ví dụ: Diện tích phòng là 30m2 chiều cao là 4m – 4,5m nên chọn kiểu trần giật cấp 3 để tạo chiều sâu, giúp không gian thêm phần mạnh mẽ và đẳng cấp.
+ Nếu kích thước phòng là 30m2 chiều cao chỉ khoảng 2,5m – 2,6m thì trần nhà giật cấp 2 sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
+ Nếu muốn lựa chọn trần nhà giật cấp bằng gỗ nên đảm bảo diện tích từ 12m2 và chiều cao từ 2,45m trở lên mới đảm bảo kỹ thuật và tính thẩm mỹ của trần gỗ tự nhiên.
Hy vọng với những chia sẻ mà Hoàng Minh vừa cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc biết được Cách Tính m2 Trần Gỗ, Nhựa, Thạch Cao Giật Cấp một cách chính xác, hỗ trợ cho quá trình thi công trần nhà của mình được suôn sẻ nhé.
Nội dung tìm kiếm khác
Cách tính m2 trần nhà
Cách tính m2 trần gỗ giật cấp
Cách tính trần nhựa giật cấp
Cách tính m2 trần thạch cao
Cách tính m2 trần thả nhựa
Công thức tính trần thạch cao Vĩnh Tường
Cách tính khung xương trần nhựa
Cách tính trần giật cấp
Để lại một phản hồi